Bác sĩ Lý Tấn Việt - bác sĩ chỉnh hình tai vểnh tại TP.HCM
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.Nhiều mô hình tình nguyện trực tuyến hỗ trợ thí sinh
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.
Độc lạ cái tên 'có một không hai' của chàng trai gen Z
Các thói quen sống giúp ngăn ngừa đột quỵ bao gồm tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, hạn chế rượu và thịt đỏ, ngủ đủ giấc, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.Nhưng có một thói quen cũng quan trọng không kém lại thường bị bỏ qua là chăm sóc răng miệng. Nghiên cứu mới cho thấy một số thói quen vệ sinh răng miệng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo tờ Daily Mail.Các nhà khoa học tại Đại học Nam Carolina (Mỹ) muốn tìm hiểu xem trong các thói quen vệ sinh răng miệng (xỉa răng bằng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc đi khám răng) thì thói quen nào có tác động đáng kể hơn đến sức khỏe tim mạch. Tác giả chính, tiến sĩ Souvik Sen, cho biết: Báo cáo sức khỏe toàn cầu gần đây cho thấy các bệnh về răng miệng - như sâu răng và bệnh nướu răng không được điều trị - đã ảnh hưởng đến 3,5 tỉ người vào năm 2022, khiến chúng trở thành những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất. Vì vậy, chúng tôi muốn xác định hành vi vệ sinh răng miệng nào - xỉa răng bằng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc đi khám nha sĩ thường xuyên - có tác động lớn nhất đến việc phòng ngừa đột quỵ.Các tác giả đã phân tích hành vi vệ sinh răng miệng của hơn 6.000 người tham gia.Trong thời gian theo dõi suốt 25 năm, có 4.092 người bị không bị đột quỵ và 4.050 người không mắc nhịp tim không đều. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những người không mắc bệnh này đều có cùng điểm chung là thường xuyên dùng chỉ nha khoa.Kết quả đã phát hiện dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp giảm 22% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (khi dòng máu lên não bị cắt đứt), giảm 44% nguy cơ đột quỵ do tắc mạch tim (khi cục máu đông hình thành trong tim) và giảm 12% nguy cơ bị nhịp tim không đều, theo Daily Mail.Theo các phát hiện, không dùng chỉ nha khoa có thể góp phần gây tích tụ vi khuẩn và tình trạng viêm trong và xung quanh nướu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.Tiến sĩ Sen giải thích: Dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giảm nhiễm trùng và viêm ở miệng, đồng thời khuyến khích các thói quen lành mạnh khác. Dùng chỉ nha khoa là một thói quen lành mạnh, dễ thực hiện, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận ở mọi nơi.Các chuyên gia cho biết: Khi đánh răng, bạn chỉ làm sạch một số bề mặt nhất định của răng. Trong khi đó, dùng chỉ nha khoa có thể len lỏi vào những kẽ hở mà bàn chải không thể chạm tới - dưới nướu và giữa các răng - để loại bỏ vi khuẩn một cách cơ học.Phòng khám Cleveland (Mỹ) cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu vi khuẩn trong miệng gây ra bệnh nướu răng xâm nhập vào máu, chúng có thể khiến nồng độ protein phản ứng C tăng lên. Sự gia tăng này có thể chỉ ra tình trạng viêm trong mạch máu và cuối cùng là báo hiệu nguy cơ đột quỵ và bệnh tim tăng lên, theo Daily Mail.
“Tôi mở CLB bóng rổ và tổ chức giải đấu cho mọi người không ngoài mục tiêu thỏa đam mê và nỗ lực mang đến trải nghiệm tập luyện tốt nhất, tiếp cận với kiến thức, phong cách tập luyện của các vận động viên chuyên nghiệp”, Lê Ngọc Tú cho biết. Giải bóng rổ 3x3 do Lê Ngọc Tú tổ chức có sự phối hợp với Liên đoàn Bóng rổ TP.HCM và sẽ quy tụ 16 đội từ 3 miền Bắc - Trung - Nam, diễn ra trong 2 ngày (16, 17.12) tại sân JP Basketball (Quận 11).
Xe ôm công nghệ, shipper bị CSGT TP.HCM phạt vì dùng điện thoại khi lái xe
Chị cũng chia sẻ thêm: "Giúp đỡ người khác là cách mình trân trọng mình. Tôi mong muốn mình có thể thấy được nhiều nghĩa cử, hành động khiến mình sống tốt hơn, chân thành hơn, như vậy cũng là hạnh phúc rồi. Tôi nghĩ, cần chú ý lắng nghe những điều vi tế xung quanh mình là có thể chạm vào rất nhiều trái tim rồi...".